TƯ VẤN HỖ TRỢ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Giao dịch điện tử và giải quyết các tranh chấp về giao dịch điện tử – Kỷ yếu hội thảo cấp viện

 Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử được hiểu là bất kỳ hoạt động có “tính chất thương mại” nào được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, bao gồmnhưng không chỉ giới hạn thông qua Internet. Đây là cách tiếp cận của một số tổ chức quốc tế như Ủy ban liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế(UNCITRAL), Ủy ban Châu Âu. Theo đó thương mại điện tử không chỉ là một phần của hoạt động thương mại mà là các hoạt động sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Những hoạt động này được thực hiện qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet, mạng viễn thông hoặc bất kỳ một mạng mở nào khác có thể kể đến như điện thoại, fax, telex,...Có thể thấy phạm vi áp dụng của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế và trao đổi hàng hóa chỉ là một trong số đó; đồng thời các hoạt động này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử kết nối mạng mở chứ không giới hạn bởi Internet. Cách hiểu này đã gần như phản ánh được toàn bộ quá trình hình thành phát triển cũng như đặc điểm của thương mại điện tử.

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử được định nghĩa là “hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các dịch vụ tiêu dùng trực tuyến trên Internet”. Theo cách tiếp cận này thì thương mại điện tử chỉ giới hạn ở những hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung cấp và sử dụng dịch vụ thông qua Internet mà loại bỏ các phương tiện khác như fax, điện thoại, ...

Như vậy theo quan điểm này, thương mại điện tử chủ yếu thể hiện qua các giao dịch giữa thương nhân với khách hàng với hình thức thanh toán điện tử thông qua Internet. Một số tổ chức quốc tế đã tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa hẹp là WTO, OECD. Như vậy, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa Thương mại điện tử là hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm thông qua mạng viễn Thông.

Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử đã thực sự bùng nổ vào thời điểm đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2021 doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,7 tỉ USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2015 (5 tỉ USD)1. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng chỉ số này vẫn tăng 20% vào năm 2022, đạt 16,4 tỉ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Với tỉ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ hai trong khu vực (sau Singapore), ngành thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Trang tin tức OpenGov Asia báo cáo giá trị thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt 39 tỉ USD vào năm 20255”.

Để điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử. Khoản 1 Điều 3 quy định: “ Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động”. Trong đó “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Định nghĩa này đã tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng do đó mang tính khái quát cao, phản ánh được bản chất thương mại điện tử là hành vi thương mại đượcthực hiện qua các công cụ và công nghệ điện tử.

Cũng tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam được định nghĩa là “việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối vớimạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Và tiếp theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.

Như vậy, thương mại điện tử bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên môi trường Internet, trên các nền tảng là website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật. Quy định này đã phản ánh được bản chất của thương mại điện tử chính là hành vi thương mại (hành vi giao dịch) được thực hiện thông qua các công cụ và công nghệ điện tử.

Luật Sư Thông Thái giới thiệu “Giao dịch điện tử và giải quyết các tranh chấp về giao dịch điện tử - Kỷ yếu hội thảo cấp viện”. Việc đăng tải này nhằm mục đích học tập. Chúng tôi phản đối việc sử dụng các thông tin trên trang web này vào mục đích khác khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của chúng tôi.

Tải về tại đâyGiao dịch điện tử và giải quyết các tranh chấp về giao dịch điện tửKỷ yếu hội thảo cấp viện


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.