TƯ VẤN HỖ TRỢ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Cử nhân Luật nên học tiếp lên Thạc sĩ hay học nghề Luật sư?

Ngành Luật là một ngành được nhiều bạn lựa chọn và theo đuổi. Hàng năm có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Luật. Nhiều bạn trẻ băn khoăn nên học tiếp lên Thạc sĩ Luật hay học nghề Luật sư? Trong quá trình tư vấn định hướng nghề nghiệp, chúng tôi đã gặp nhiều câu hỏi như vậy.

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin nêu ra những khó khăn và thuận lợi trong quá trình học và hành nghề Luật theo hai hướng là Thạc sĩ Luật và nghề Luật sư.

1. Về Luật sư

Nghiệp vụ Luật sư đào tạo 01 năm và tập sự 01 năm, như vậy tổng thời gian học và tập sự nghề Luật sư là 02 năm. Nghề Luật sự học hành rất khó và gian khổ. Bởi lẽ cơ sở đào tạo tính đến thời điểm này chỉ có mình Học viên Tư pháp với hai cơ sở là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thời điểm hiện tại các trường Đại học không được đào tạo nghề Luật sư. [ û ]Do đó điều kiện học hành sẽ rất vất vả cho những bạn ở tỉnh lẻ. Ngoài ra quy trình đào tạo nghề Luật sư rất nghiêm ngặt, số lượng thi rớt rất nhiều với tỷ lệ lên đến 40%. Như vậy nếu giả thiết bạn thi rớt sẽ phải học lại làm kéo dài thời gian và chi phí tốn kém. [ û ]

Đến thời kỳ đi tập sự luật sư thì sẽ gặp khó khăn gấp nhiều lần nữa. Bởi vì với tâm lý là người đi tập sự do đó khi bạn đến các văn phòng luật sư xin tập sự sẽ thường bị soi xét, bắt bẻ đủ thứ chuyện. Nếu bạn thể hiện bạn giỏi cũng bị người ta ghét, thể hiện bạn khờ dại cũng bị người ta chê. Thời kỳ này rất khó để làm vừa lòng các luật sư đi trước. Ngoài ra chi phí cho thời kỳ tập sự luật sư rất tốn kém. Bởi vì theo Luật Luật sư thì người tập sự hành nghề Luật sư không được trực tiếp tham gia các vụ án. Do vậy bạn đi tập sự mà không có thu nhập mà vẫn phải chi phí cho cuộc sống hàng ngày. [ û ]

Khi hành nghề luật sư thực sự còn gặp muôn vàn khó khăn khác nữa. Đối với những hồ sơ vụ án có khi phải đi lại rất nhiều nơi, nhiều lần để tìm hiểu các tình tiết, các chứng cứ. Thậm chí để bảo vệ cho một người, luật sư phải chống lại rất nhiều người.  Mà nhiều người đó sẵn sàng làm mọi chuyện nguy hiểm cho bản thân luật sư. Đây là một yếu tố vô cùng nguy hiểm. [ û ]

Tiếp nữa là nghề luật sư ở Việt Nam hiện tại chưa có nhiều điều kiện để phát triển. Điều này là yếu tố khách quan, vì với tâm lý ngại kiện tụng phiền phức của người dân Việt Nam. Với tâm lý dĩ hòa vi quý, tránh kiện tụng phiền phức nên chính là lực cản để khó phát triển nghề luật sư. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ người dân khi gặp vấn đề pháp lý khó khăn thì hướng giải quyết là “chạy chổ này”, “chạy chổ kia”, chứ không tìm đến luật sư. Có nhiều trường hợp “chạy chọt” còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí thuê luật sư, nhưng họ vẫn chấp nhận “chạy chọt”. Vì những lý do đó, nên nghề luật hiện tại thì khó khăn chứ không như mọi người nghĩ. [ û ] [Trích dẫn trong bài viết: Những hiểu lầm về nghề Luật sư - tác giả Leo Robotly]

- Nếu Luật sư vi phạm nghiêm trọng: Bị xử lý theo pháp luật, thu hồi thẻ Luật sư và chứng chỉ hành nghề. [ û ]                                            

- Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp [ û ]

2.  Học lên Thạc sĩ Luật

Trường hợp cử nhân Luật không chọn học Nghiệp vụ Luật sư thì có thể học lên Thạc sĩ. Trước hết về thời gian đào tạo Thạc sĩ là 02 năm, trong đó 01 năm là học và 01 năm là làm luận văn tốt nghiệp. Như vậy thời gian đào tạo tương đương với luật sư. [ ü ]

Về cơ sở đào tạo: Hiện nay có rất nhiều trường Đại học đào tạo Thạc sĩ Luật, vì vậy các trường hiện tại đang có sự cạnh tranh về tuyển sinh đầu vào với nhau. Do đó tuyển sinh dễ, học dễ, đầu ra dễ… Các bạn sinh viên tỉnh lẻ cũng dễ dàng tìm được trường phù hợp để học [ ü ]

Về vấn đề viết luận văn thì các bạn học Thạc sĩ sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn so với các bạn học Luật sư phải đi tập sư gian nan như đã nói ở trên. Trong thời gian viết Luận văn các bạn học Thạc sĩ có thể tận dụng để đi làm ở một cơ quan hay công ty nào đó và có thu nhập ổ định. [ ü ]

Về công việc sau đào tạo thì những bạn học Thạc sĩ có nhiều sự lựa chọn như: Đi giảng dạy, làm việc trong các cơ quan với vai trò là công chức, viên chức … làm việc trong các công ty, doanh nghiệp với vai trò là Chuyên gia pháp lý…và thường thì trong các doanh nghiệp sẽ dễ có cơ hội thăng tiến vì họ đánh giá qua năng lực chuyên môn không phải dựa vào sự nâng đỡ không trong sáng. [ ü ]

Đặc biệt đối với những bạn cử nhân luật hoặc Thạc sĩ Luật thì bạn vẫn có quyền tham gia những vụ án, vụ việc với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Cử nhân Luật, Thạc sĩ Luật không chịu sự điều chỉnh của Luật Luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư. Điều này cảm thấy rất thoải mái, không bị bó buộc như Luật sư 

[ ü ]

Nếu Thạc sĩ vi phạm nghiêm trọng: Bị xử lý theo pháp luật, nhưng không bị thu hồi bằng Thạc sĩ.[ ü ]

Có rủi ro, nhưng không phải mua báo hiểm nghề nghiệp. [ ü ]

Bài viết nói về tình trạng hiện tại, còn về tương lai thì có thể thay đổi.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.