Tự bảo vệ quyền dân sự
Việc tự bảo vệ
quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại
Điều 3 của Bộ luật dân sự 2015.
Luật sư tư vấn quyền dân sự |
Trước hết muốn tự bảo vệ quyền dân sự thì công dân
cần phải hiểu quyền dân sự là gì?
Ở Việt Nam, quyền dân sự là một khái niệm
được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp lý, trong đó, quan trọng nhất là trong Hiến
pháp. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật”.
Có rất nhiều tài liệu đã sử dụng nhiều lần
thuật ngữ “quyền dân sự”. Tuy nhiên, khái niệm “quyền dân sự” là một khái niệm
chưa được định nghĩa một cách chính thức tại các văn bản nào.
“BLDS quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của
các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
Theo đó, có thể hiểu rằng, quyền dân sự bao gồm tất cả các quyền về nhân thân
và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động.
Theo quy định này, quyền dân sự của cá
nhân bao gồm tất cả các quyền về nhân thân, quyền về tài sản và quyền tham gia
vào quan hệ dân sự.
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng,
quyền dân sự là một khái niệm rất rộng, để xây dựng được một cơ chế cho các chủ
thể có thể tự bảo vệ được quyền dân sự của mình không phải đơn giản.
Như vậy bảo vệ quyền dân sự tạm hiểu là bảo
vệ tất cả các quyền của công dân
Không có nhận xét nào