Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào ?
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật
dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Một cá nhân muốn tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự. Đây là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là một phần của năng lực chủ thể. Nếu viết dưới dạng có thức thì sẽ như sau: Năng lực chủ thể = Năng lực pháp luật + Năng lực hành vi.
Như vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
* Giá trị của năng lực pháp luật dân sự được
thể hiện những góc độ sau:
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được
Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Luật dân sự, Luật
Hôn nhân và Gia đình, Luật lao động ...
Việc xây dựng pháp luật và ghi nhận năng lực
pháp luật dân sự còn phụ thuộc (nói cách khác) là dự trên thể chế chính trị, điều
kiện kinh tế, xã hội, hình thái kinh tế - xã hội ... tại từng thời điểm, thời kỳ.
Vì vậy, ở những hình thái kinh tế – xã hội
khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khác nhau. Trong cùng một
hình thái kinh tế – xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật
dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng
khác nhau.
Ví dụ: năng lực pháp luật dân sự của công
dân Cộng hòa Pháp khác với năng lực pháp luật dân sự của công dân Đức…
Trong cùng một nước, cùng một hình thái
kinh tế – xã hội, vào những thời điểm lịch sử khác nhau thì năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đường lối,
chính sách của từng quốc gia mà nội dung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính
trị tồn tại trong xã hội vào thời điểm lịch sử đó.
Ví dụ: Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên
được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều
33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Cụ thể hóa, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật
đầu tư 2014 khẳng định “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành, nghề mà luật không cấm” và “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu
tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”.
* Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực
pháp luật
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn
giáo, dân tộc…). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và
gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho
công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng
quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
Có ý kiến cho rằng năng lực pháp luật dân
sự của công dân không thể bình đẳng với lí do năng lực pháp luật bao gồm cả quyền
và nghĩa vụ. Cho nên, công dân chỉ bình đẳng về khả năng hưởng quyền mà không
bình đẳng về việc gánh chịu nghĩa vụ (như người không có năng lực hành vi không
phải bồi thường thiệt hại…).
Nhìn về hình thức có thể thấy được cơ sở của
ý kiến trên nhưng như trên đã trình bày, năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả
năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người không có năng lực hành vi dân sự không
phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lí vẫn là của họ và người
khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ). Mặt khác,
theo lí luận của quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền
cũng không bình đẳng.
Ví dụ: Người không có năng lực hành vi
không có cả quyền tạo lập nghĩa vụ thông qua hợp đồng, không có quyền làm đại
diện…
* Nhà nước quy định năng lực pháp luật dân
sự cho tất cả cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi để năng lực pháp luật của công
dân được thực hiện.
Không có nhận xét nào