Căn cứ xác lập quyền dân sự
Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các căn cứ xác lập quyền dân sự
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ
sau đây:
1. Hợp đồng;
2. Hành vi pháp lý đơn phương;
3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm
quyền khác theo quy định của luật;
4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh
doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
5. Chiếm hữu tài sản;
6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật;
7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
8. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
9. Căn cứ khác do pháp luật quy định
Luật sư tư vấn |
Hiểu sơ lược về các căn cứ xác lập quyền dân
sự như sau:
+ Hợp đồng: là sự thỏa thuận của các chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi,
hoặc chấm dứt các quyền dân sự, đây là quan hệ dân sự phát sinh nhiều nhất và
phổ biến nhất trên thực tế.
Ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán hàng
hóa…
+ Hành vi pháp lý đơn phương: là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự, đây là đặc điểm này là điểm
phân biệt giữa hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng. Ví dụ: di chúc của người
có tài sản để lại cho người được hưởng di sản ….
+ Quyết định của Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của
luật: đây là quyền năng được Nhà nước cho phép và tất cả các chủ thể trong giao
dịch dân sự phải có nghĩa vụ chấp hành.
+ Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng
tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ: người lao động, sản xuất, kinh doanh sẽ
được hưởng thành quả do mình bỏ công sức tạo ra, tuy nhiên, các hoạt động này
phải hợp pháp và được pháp luật thừa nhận thì mới có căn cứ xác lập quyền dân sự.
Có một đặc điểm nữa là, đối với hoạt động sáng tạo ra đối tượng sở hữu trí tuệ
cũng là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của
pháp luật dân sự.
+ Chiếm hữu tài sản: quyền chiếm hữu có thể hiểu là một quyền năng của
chủ sở hữu tài sản, nếu các chủ thể khác muốn bác bỏ việc chiếm hữu không ngay
tình thì có nghĩa vụ chứng minh.
+ Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật: người gây ra thiệt hại phải có
trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm bồi thường ở đây bao gồm bồi thường trong hợp
đồng và bồi thường ngoài hợp đồng.
+ Thực hiện công việc không có ủy quyền: thông thường các chủ thể chỉ thực
hiện công việc của người khác khi được ủy quyền, tuy nhiên, trên thực tế có khi
vì lợi ích của người có công việc thì chủ thể khác buộc phải làm công việc
không được ủy quyền và sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người thực hiện
công việc và cả người có công việc được thực hiện. Lúc này, các bên phải có
trách nhiệm với nhau về việc thanh toán chi phí bỏ ra để thực hiện công việc, thanh
toán tiền công thực hiện công việc… theo các quy định của BLDS năm 2015.
+ Do mang tính liệt kê nên ở khoản 9 điều luật đã quy định Căn cứ khác
do pháp luật quy định để dự phòng và mỡ rộng các trường hợp phát sinh trong thực
tiễn đời sống hoặc doa các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh.
Như vậy, có 09 trường hợp quyền dân sự được ghi nhận trong BLDS, trong
đó việc ghi nhận quyền chiếm hữu tài sản là một trong những đúc kết từ thực tiễn
thi hành BLDS năm 2005, có ý nghĩa trong đời sống xã hội. Bởi vì, việc ghi nhận
này sẽ bảo vệ người đang thực tiễn chiếm hữu được suy đoán là chiếm hữu ngay
tình, sẽ được pháp luật bảo vệ trước sự xâm phạm của các chủ sỡ hữu khác, đồng
nghĩa, với việc các chủ thể khác phải có nghĩa vụ chứng minh chứ không phải người
đang chiếm hữu có nghĩa vụ chứng minh như tinh thần của BLDS năm 2005 chỉ ghi
nhận những trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật mới được bảo vệ.
Không có nhận xét nào