TƯ VẤN HỖ TRỢ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Làm giấy phép kinh doanh, thành lập công ty TNHH MTV tại Đồng Nai

Hiện nay với xu hướng các loại hình kinh tế đa dạng, nhiều mô hình kinh tế phát triển. Tại Đồng Nai, nhiều người đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh làm ăn.
Tuy nhiên rất nhiều người không biết nên chọn hình thức doanh nào cho phù hợp như: Doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; công ty hợp danh; công ty cổ phần.
làm giấy phép kinh doanh đồng nai
Tư vấn làm giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai
Chúng tôi, với nhiều năm kinh nghiệm làm giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai xin tư vấn cho những ai đang băn khoăn trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho mình như sau: Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp nhưng trước hết trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin viết về loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (viết tắt là: TNHH MTV). Việc làm giấy phép kinh doanh công ty TNHH MTV cũng tương đối dễ dàng và nhanh gọn.
Vậy công ty TNHH MTV là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa  công ty TNHH MTV nhé.
Căn cứ theo điều 73 luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được hiểu như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Như vậy từ định nghĩa trên chúng ta thấy:
* Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV:
+ Đối với cá nhân thành lập công ty TNHH MTV thì có quyền tự quyết định cơ cấu tổ chức theo:
Điều 85. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì thực hiện tổ chức cơ cấu theo các điều 78, điều 79, điều 80, điều 81, điều 82, điều 83, điều 84 luật doanh nghiệp 2014.
Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.
lam giay phep kinh doanh dong nai
Làm giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai

* Ưu điểm của công ty TNHH MTV: Có thể xem ưu điểm của công ty TNHH MTV là những quyền mà công ty TNHH MTV có khi thành lập.
Theo Điều 75 luật doanh nghiệp 2014 thì:
Quyền của chủ sở hữu công ty gồm:
+ Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
+ Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:
- Quyết định, nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Ngoài ra căn cứ Điều 77. Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật, thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.
Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
* Nhược điểm của công ty TNHH MTV:
Điều 76. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
- Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
- Tuân thủ Điều lệ công ty.
- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
=> Kết luận: Như vậy loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH MTV phù hợp với những cá nhân hoặc tổ chức muốn là ăn độc lập, không chịu ràng buộc vào người khác, có tính tự quyết cao. Phù hợp với những người muốn khởi nghiệp xây dựng cho riêng mình một doanh nghiệp. Trên thế giới mô hình những công ty một người rất nhiều. Tuy nhiên đối với những người vốn ít thì khi tham gia giao dịch, xét về hồ sơ năng lực, trách nhiệm pháp lý thì sẽ ít được tín nhiệm hơn so với loại hình doanh nghiệp là cổ phần, hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhận, đầy đủ năng lực pháp lý, nhưng trên thực tế nhiều người đã lợi dụng điểm này để thành lập khống doanh nghiệp để hoạt động bất chính. Do vậy, đây ưu điểm cũng là yếu điểm của loại hình doanh nghiệp này.

Nếu cá nhân hoặc tổ chức nào có nhu cầu làm giấy phép kinh doanh công ty TNHH MTV tại Đồng Nai hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng.



Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.