6 lưu ý khi làm giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay thì cơ hội kinh
doanh có rất nhiều. Tuy nhiên để có thể kinh doanh theo đúng pháp luật với tư
cách pháp nhân là một doanh nghiệp thì không thể thiếu giấy phép kinh doanh.
Những chuyên viên tư vấn làm giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai xin giới thiệu những lưu ý trong thủ tục làm giấy
phép kinh doanh cho doanh nghiệp như sau:
Lam giấy phép kinh doanh |
Thứ nhất: Đặt tên doanh
nghiệp:
Việc đặt tên doanh nghiệp tưởng chừng là dễ nhưng thực sự
không dễ chút nào. Bởi về để đặt được một cái tên doanh nghiệp hay, đúng ngành
nghề, đúng ý tưởng, đúng luật thì rất khó.
Ngoài ra nhiều người còn đi xem
phong thủy để đạt tên cho doanh nghiêp nữa. Luật doanh nghiệp quy định không được
đặt tên trùng nhau, không đặt tên tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn. Do vậy để có
cái tên đúng pháp luật và phù hợp với doanh nghiệp thì cần có chuyên viên tư vấn
làm giấy phép kinh doanh Đồng Nai gợi ý giúp bạn.
- Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp đúng ý tưởng và đúng luật;
- Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển
thương hiệu.
Thứ hai: Ngành nghề đăng
ký kinh doanh:
Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những quy định chung và
riêng để nhà nước quản lý. Do vậy các chuyên viên tư vấn làm giấy phép kinh doanh Đồng Nai sẽ tư vấn cụ thể về
từng ngành nghề cho bạn. Có những ngành nghề cần phải xin giấy phép con ở nhiều
cơ quan khác nhau. Do vậy cần phải có quy trình thực hiện từng bước.
Ví dụ:
- Ngành nghề được phép kinh doanh;
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Ngành nghề cấm kinh doanh;
Tư vấn làm giấy phép kinh doanh |
Thứ ba: Vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là yếu tố rất quan trọng, bởi vì không một doanh
nghiệp nào hoạt động mà không có vốn. Vốn điều lệ có thể là tiền mặt, là tài sản
cố định… Tuy nhiên việc kê khai vốn để phù hợp với ngành nghề kinh doanh cũng
là việc khá phức tạp, cần có sự tư vấn. Việc kê khai vốn điều lệ còn liên quan
đến quá trình đóng thuế của doanh nghiệp sau khi thành lập.
Cụ thể;
- Các chuyên viên làm giấy phép kinh doanh Đồng Nai sẽ tư vấn về mức vốn điều lệ phù hợp để thành lập doanh
nghiệp;
- Các chuyên viên làm giấy phép kinh doanh Đồng Nai sẽ tư vấn cụ thể về những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định.
Thứ tư: Điều lệ doanh
nghiệp
Điều lệ doanh nghiệp là một văn bản vô cùng quan trọng, nhưng
thực tế rất nhiều chủ doanh nghiệp làm qua loa, đặc biệt là một số doanh nghiệp
tư nhân hoặc doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với
kinh nghiệm 11 năm làm giấy phép kinh doanh tại ĐồngNai chúng tôi nhận thấy rằng điều lệ doanh nghiệp quy định về những vấn
đề rất quan trọng như: quy mô, cơ cấu,
hình thức hoạt động và nhiều vấn đề khác… Các doanh nghiệp rất cần có một
chuyên gia về pháp lý để soạn thảo bản điều lệ này. Tuy nhiên trên thực tế rất
nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những mẫu có sẵn được đăng tải trên mạng
internet, do vậy không phù hợp với điều kiện thúc tế của doanh nghiệp. Khi có
phát sinh, tranh chấp, giải thể, pháp sản ra tòa giải quyết thì nhiều doanh
nghiệp mới hiểu rõ giá trị của bản điều lệ này.
Thứ năm: Thủ tục đóng
thuế khi thành lập doanh nghiệp
Đóng thuế khi thành lập doanh nghiệp là một bước quan trọng để
doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Đối với thuế môn bài thì khi thanh lập doanh
nghiệp xong trong thời hạn nhà nước quy định là doanh nghiệp phải đóng thuế. Việc
khai báo thuế trước đây thực hiện qua giấy tờ, tuy nhiên hiện nay các cơ quan
thuế đã thực hiện khai báo thuế điện tử (hay còn gọi là khai báo thuế qua mạng).
Một lưu ý đó là: Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ kế
toán mời chào sử dụng dịch vụ của họ với giá rẻ, tuy nhiên các doanh nghiệp mới
thành lập cần tỉnh táo bởi lẽ có nhiều công ty kế toán thuế không có uy tín,
thiếu trung thực và lừa bịp khách hàng.
Thứ sáu: In ấn hóa đơn
Việc in ấn hóa đơn có liên quan đến vấn đề thuế trên từng hóa
đơn xuất ra và hóa đơn đầu vào. Do vậy cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia
pháp lý doanh nghiệp để được tư vấn hợp lý nhất. Nên chọn nơi in hóa đơn uy
tín, chuyên nghiệp.
Thích mấy cái ảnh
Trả lờiXóa